Truy cập nội dung luôn
THÔNG TIN TỈNH TIỀN GIANG PHỤC VỤ CÔNG TÁC XTĐT
25/09/2018

THÔNG TIN TỈNH TIỀN GIANG PHỤC VỤ CÔNG TÁC XTĐT

-THÔNG TIN TỈNH TIỀN GIANG PHỤC VỤ CÔNG TÁC XTĐT KHU VỰC PHÍA NAM

TT

TIÊU CHÍ

THÔNG TIN CHI TIẾT

1

Bản đồ

1.1 Bản đồ hành chính tỉnh

1.2 Bản đồ giao thông                        (file kèm theo)

1.3 Bản đồ phân vùng kinh tế  

1.4 Bản đồ 17DA (Phụ lục 1)

1.5 Bản đồ 16DA (Phụ lục 2)                                              

2

Vị trí địa lý - Địa hình

2.1 Vị trí chiến lược:

- Tiền Giang  nằm ở tả ngạn sông Tiền có vị trí địa lý kinh tế - chính trị khá thuận lợi, nằm liền kề với TP Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ, có 4 tuyến QL chính (1, 30, 50 và 60) chạy ngang qua với tổng chiều dài trên 150 km nối TP Hồ Chí Minh và Đông Nam bộ với các tỉnh ĐBSCL; đặc biệt là tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương rút ngắn thời gian di chuyển giữa Tiền Giang và TP Hồ Chí Minh, tạo cho Tiền Giang vị thế của một cửa ngõ của các tỉnh miền Tây về TP Hồ Chí Minh và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Có tọa độ địa lý từ 105o49'07'' đến 106o48'06'' kinh độ Đông và  từ 10o12'20'' đến 10o35'26'' vĩ độ Bắc.

- Về ranh giới hành chính, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và TP. Hồ Chí Minh.

 Ngoài hệ thống đường bộ, Tiền Giang còn có 32 km bờ biển gắn với 2 cửa sông lớn và hàng ngàn ha bãi bồi ven biển và hệ thống các sông Tiền, sông Vàm Cỏ, kênh Chợ Gạo, và hệ thống kênh rạch chằng chịt... nối liền các tỉnh ĐBSCL với TP Hồ Chí Minh và là cửa ngõ giao thương ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền và các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng

Với các điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế và giao thông thủy bộ, Tiền Giang có nhiều tiềm năng phát triển về kinh tế nông nghiệp, thủy sản, du lịch sinh thái và công nghiệp chế biến…; có nhiều lợi thế trong việc phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch với các tỉnh trong vùng...đặc biệt là TP Hồ Chí Minh và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam; là một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

2.2. Khoảng cách tới các Trung tâm, thành phố lớn:  Tiền Giang cách TP Hồ Chí Minh 70km, TP cần Thơ 110 km (theo đường quốc lộ)

2.3 Địa hình: tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao trình biến thiên từ 0m đến 1,6m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8m đến 1,1m. Toàn bộ diện tích tỉnh nằm trong vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long, bề mặt địa hình hiện tại và đất đai được tạo nên bởi sự lắng đọng phù sa sông Cửu Long trong quá trình phát triển châu thổ hiện đại trong giai đoạn biển thoái từ đại Holoxen trung, khoảng 4.500-5.000 năm trở lại đây còn được gọi là phù sa mới. Nhìn chung, toàn vùng không có hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có những khu vực có tiểu địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung.

Do đặc điểm bề mặt là nền đất là phù sa mới, giàu bùn sét và hữu cơ (trừ các giồng cát) nên về mặt địa hình cao trình tương đối thấp; về địa chất công trình khả năng chịu lực không cao, cần phải san nền và gia cố nhiều cho các công trình xây dựng. Các tầng đất sâu tương đối giàu cát và có đặc tính địa chất công trình khá hơn. Tuy nhiên phân bố các tầng rất phức tạp và có hiện tượng xen kẹp với các tầng đất có đặc tính địa chất công trình kém, cần khảo sát kỹ khi xây dựng các công trình có qui mô lớn, tải trọng cao...

 

3

Diện tích

3.1 Diện tích toàn tỉnh: 251.060 ha

3.2 Diện tích đất công nghiệp (bao gồm khu công nghiệp và cụm công nghiệp): 1159 ha

3.3 Diện tích đất nông, lâm, ngư nghiệp: 192.169 ha

3.4 Diện tích thương mại, dịch vụ: 315 ha

4

Khí hậu

4.1. Đặc điểm chung: Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của ĐBSCL với đặc điểm: nền nhiệt cao và ổn định quanh năm, ít bão, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy hải sản...Khí hậu phân hóa thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với mùa gió Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với mùa gió Đông Bắc.

Tiền Giang chịu ảnh hưởng hai mùa gió chính:

- Gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi nước, thổi vào mùa mưa. Hướng gió thịnh hành là Tây Nam chiếm tần suất 60 - 70%, tốc độ trung bình là 2,4m/s.

- Gió mùa Đông Bắc mang không khí khô hơn, thổi vào mùa khô. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc chiếm tần suất 50 - 60%, kế đến là hướng Đông chiếm tần suất 20 - 30%, tốc độ gió trung bình là 3,8m/s. Từ tháng 11 đến tháng 4, gió mùa Đông Bắc thịnh hành, thổi cùng hướng với các cửa sông, làm gia tăng tác động thủy triều và xâm nhập mặn theo sông rạch vào đồng ruộng, đồng thời làm hư hại đê biển, được gọi là gió chướng.

- Bão rất ít xảy ra, thường chỉ ảnh hưởng bão từ xa, gây mưa nhiều và kéo dài vài ngày.

4.2. Nhiệt độ (trung bình hằng năm):  nhiệt độ trung bình trong năm là 27,4oC, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn, khoảng 4oC. Tổng tích ôn năm cao (khoảng 9.700 - 9.800oC).

4.3. Độ ẩm (trung bình hằng năm) độ ẩm không khí bình quân năm là 82,8% và thay đổi theo mùa. Mùa mưa ẩm độ không khí cao, đạt cực đại vào tháng 9 (88%), mùa khô ẩm độ thấp và đạt trị số thấp nhất vào tháng 12 (77%)

4.4. Lượng mưa (trung bình hằng năm): nằm vào khu vực có lượng mưa thấp ở ĐBSCL với lượng mưa trung bình năm ở Mỹ Tho là 1.437 mm và Gò Công là 1.191 mm, thấp dần theo hướng từ Tây sang Đông. Các tháng mùa mưa chiếm đến 90% lượng mưa năm nhưng các tháng mùa khô lại bị hạn gay gắt. Trong mùa mưa thường có một thời gian khô hạn ngắn (gọi là hạn bà chằn) vào khoảng cuối tháng 7 đến đầu tháng 8.

4.5. Các mùa trong năm: có 2 mùa rõ rệt; mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau ; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (thường có hạn bà chằng vào tháng 7, tháng 8).

5

Tình hình kinh tế

5.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2016 đạt 52.431 tỷ đồng, tương đương 2,4 tỷ USD (giá so sánh năm 2010) tăng 8,5% so với năm 2015, chiếm 0,6% so với cả nước. Riêng 6 tháng đầu năm 2017, GRDP tăng trưởng khá cao, đạt 9.56% (tăng 7.81% so với cùng kỳ)

5.2 Cơ cấu kinh tế:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và giảm tỷ trọng nông nghiệp; năm 2016, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 38,7%; khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 26,8%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 34,5%.

Riêng 6 tháng đầu năm 2017, tỷ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng tăng từ 25.1% (6 tháng năm 2016) lên 26.6% (6 tháng đầu năm 2017) và khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 40% còn 38.9%

5.3 Kim ngạch (giá trị) xuất-nhập khẩu

+ Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2016 đạt 2,106 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ; trong đó kinh tế nhà nước thực hiện 11.1 triệu USD, giảm 71.8%; kinh tế ngoài nhà nước 590.4 triệu USD, giảm 12.6%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.504.9 triệu USD, tăng 16.6%

Riêng 6 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục giữ mức tăng trưởng cao (1.224,9 triệu USD), tăng 34,7% so cùng kỳ; trong đó hàng xuất khẩu chủ yếu tập trung vào hàng may mặc, giày, túi xách, ống đồng. Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Châu Mỹ tiếp tục chiếm tỷ trọng cao (40.5%), tăng 24.3% so cùng kỳ; Châu Á chiếm 37.4%, tăng 38.5%; Châu Âu chiếm 18%; giảm 0.8%; Châu Đại Dương chiếm 3.5% tăng 113.1% và Châu Phi chiếm 0.6%, tăng 42.8%

+ Nhập khẩu: Tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tỉnh năm 2016 đạt 1.140,3 triệu USD, đạt 95% kế hoạch, tăng 2,2 % so cùng kỳ. Trị giá nhập khẩu tập trung chủ yếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 79.1%..

Riêng 6 tháng đầu năm 2017, kim ngạch nhập khẩu đạt 577.9 triệu USD, tăng 9.6% so cùng kỳ, đạt 44.5% kế hoạch; trong đó kinh tế ngoài nhà nước chiếm 24.7% so tổng kim ngạch nhập khẩu của tỉnh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 75.3%

Nhập khẩu chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo

Trị giá nhập khẩu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 79,1% giá trị

5.4 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI):

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Tiền Giang trong 05 năm qua chưa được như kỳ vọng, nếu như năm 2012 đạt 57,63 điểm, xếp hạng 29/63 thì đến năm 2016 đạt 57,25 điểm, xếp hạng hạng 48/63; tuy nhiên, với tinh thần đổi mới theo hướng kiến tạo và phục vụ doanh nghiệp, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh phát triển, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp, tỉnh kỳ vọng trong thời gian tới chỉ số PCI sẽ được cải thiện.

5.5 Tình hình thu hút đầu tư:

a/ Thu hút đầu tư trong nước:

Năm 2016, tỉnh thu hút được 13 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.668.58 tỷ đồng (tương đương 117.393.275 USD), ít hơn 3 dự án và bằng 76.4% về vốn so với năm 2015. Có 1 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng là 12 tỷ đồng (tương đương 527.890 USD), nâng tổng vốn đầu tư trong nước thu hút được năm 2016 là 2.680.58 tỷ đồng (tương đương 117.921.116), bằng 76.76% so với năm 2015

Riêng 6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh thu hút mới 5 dự án đầu tư trong nước với tổng giá trị là 373.6 tỷ đồng (tương đương 16.435.005 USD)

b/ Thu hút đầu tư nước ngoài

Trong năm 2016, thu hút được 14 dự án với 388.5 triệu USD vốn đầu tư đăng ký, tăng 4 dự án và gấp 5 lần về vốn đầu tư đăng ký so với năm 2015. Có 10 dự án đăng ký tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng là 85 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư thu hút được năm 2016 là 473.4 triệu USD, gấp 4.14 lần so với năm 2015.

Riêng 6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh thu hút được 4 dự án mới với tổng vốn đăng ký khoảng 54.6 triệu USD. Đồng thời có 5 dự án đăng ký tăng vốn với tổng vốn đầu tư tăng khoảng 67.3 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư nước ngoài thu hút được 6 tháng đầu năm 2017 là 121.9 triệu USD.

Tính đến thời điểm tháng 6/2017 có 18 quốc gia/vùng lãnh thổ có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh với 107 dự án tổng vốn đầu tư đăng ký 2.132 triệu USD, đứng đầu là Trung Quốc (đã bao gồm Hồng Kong, Đài Loan) 43 dự án với vốn đăng ký là 1.289.3 triệu USD, đứng thứ 2 là Hàn Quốc có 26 dự án có vốn đăng ký 383.6 triệu USD, thứ 3 là Malaysia với 3 dự án vốn đăng ký là 168 triệu USD, thứ 4 là Anh với 6 dự án vốn đăng ký 138.76 triệu USD, thứ 5 là Singapor với 7 dự án vốn đăng ký là 52.2 triệu USD, thứ 6 là Thái Lan với 4 dự án vốn đăng ký 51.45 triệu USD, Nhật Bản đứng thứ 7 với 5 dự án và 36 triệu USD vốn đầu tư đăng ký

Các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh phần lớn thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với các ngành nghề như sản xuất các sản phẩm thuộc ngành may, điện tử, chế biến thủy sản, chế biến thức ăn phục vụ ngành chăn nuôi, sản xuất đồ gỗ, đúc đồng..., lĩnh vực nông nghiệp có nuôi tôm và nghiên cứu giống cây sơ ri, các dự án thuộc lĩnh vực lưu trú, ăn uống và một số lĩnh vực khác

6

Cơ sở hạ tầng

6.1 Sân bay: không có

6.2 Hệ thống cảng:

- Cảng Mỹ Tho: nằm trên sông Tiền. Có tổng diện tích là 44.663 m2, có khả năng tiếp nhận tàu 3.000 tấn, bến xà lan 1.000 DWT, năng lực xếp dỡ 1.000 tấn/ngày/đêm. Năng lực thông qua cảng từ 300.000 tấn/năm.

- Các cảng chuyên dùng khác:

Tên Cảng

Chiều dài bến

Diện tích, bến bãi, nhà kho

Năng lực/tấn/năm

Cảng cá Mỹ Tho

195 m

22.000 m2

60.000

Cảng cá Vàm Láng

100 m

5.000 m2

20.000

Cảng kho Quang Trung

Cầu tàu đặt thiết bị bơm 124 m

17.780 m2

150.000 m3/năm

Cảng kho Bình Đức

Cầu tàu đặt thiết bị bơm 90 m

22.255 m2

150.000 m3/năm

Cảng Nông sản Việt Nguyên

30 m

5.000 m2

Phục vụ tàu dưới 200 tấn

Cảng Lê Thạch

50 m

29.797 m2

Phục vụ tàu dưới 200 tấn

 

6.3 Hệ thống cấp điện:

Lưới điện ở Tiền Giang được đầu tư khá đồng bộ, đảm bảo đáp ứng kịp thời yêu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Lưới điện 220kV, nhận điện từ nguồn lưới điện quốc gia qua 02 trạm biến áp Cai Lậy và Mỹ Tho II. Ngoài ra, một số trạm 110kV khu vực phía Đông còn nhận nguồn từ trạm Nhà Bè 220/110kV-2 x 250 MVA thông qua đường dây Nhà Bè-Cần Đước-Gò Công-Mỹ Tho II. Lưới điện 110kV được cấp từ hệ thống điện Miền Nam qua 09 trạm biến áp 110kV với tổng dung tích 449 MVA. Hiện 100% số xã ở Tiền Giang đã có lưới điện quốc gia, 99.96% số hộ dân có điện để sử dụng

6.4 Hệ thống cấp nước:

Tiền Giang có nguồn nước mặt dồi dào, nguồn nước ngầm phong phú, toàn tỉnh hiện tỉnh có 13 nhà máy khai thác nước mặt và nhiều trạm giếng khoan khai thác nước ngầm, cung cấp cho các đô thị với tổng công suất 200.000 m3/ngày –đêm với hệ thống mạng cấp nước rộng khắp ở các địa bàn trong tỉnh với tổng chiều dài đường ống chính từ D100-D600 hơn 300 km. Khả năng cung cấp nước sạch đã đảm bảo để phục vụ doanh nghiệp và người dân

Đến nay, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 97,28%; trong đó: tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước từ công trình cấp nước tập trung đạt 86,2%, tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước từ công trình cấp nước nhỏ lẻ đạt 11,1%).

6.5 Hệ thống xử lý nước thải:

- Về chất thải rắn: Tính đến hết năm 2016, chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý trên địa bàn tỉnh với tỷ lệ thu gom đạt 96%

- Về nước thải: Các đô thị hiện tại chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung. Trên địa bàn tỉnh có 03 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung là khu công nghiệp Mỹ Tho, khu công nghiệp Tân Hương, khu công nghiệp Long Giang

6.6 Giao thông vận tải:

- Đường bộ: Các tuyến giao thông quan trọng: QL.1, QL.50, QL.60, QL.30, đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Trung Lương là cầu nối giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ĐBSCL rất thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.

Cầu Mỹ Lợi đi vào hoạt động và đường tỉnh 871B hoàn thành là điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư quan tâm đến các dự án công nghiệp khu vực Gò Công

+ Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận: dài 51km. Dự kiến hoàn thành trong năm 2018.

+ Quốc lộ 1: đã đầu tư tuyến tránh QL.1 qua thị trấn Cai Lậy.

Quốc lộ 30: nâng cấp mở rộng QL.30 đạt cấp kỹ thuật III đồng bằng, với mặt đường 11m, nền 12m. Dự kiến hoàn thành năm 2018.

Trong thời gian tới, Sở GTVT tập trung thực hiện các dự án chính như sau:

+ Đầu tư ĐT.872B nối huyện Gò Công Tây và huyện Tân Phú Đông.

+ Đầu tư các tuyến đường tỉnh đi tỉnh Long An như: ĐT.866, ĐT.867, ĐT.868,ĐT.879

+ Đầu tư cầu Đồng Sơn nối liền tỉnh Long An – Tiền Giang, các cầu yếu trên hệ thống đường tỉnh như: ĐT.861, ĐT.863… 

Đường sắt: Giai đoạn sau 2020 và định hướng đến năm 2030: trên địa bàn tỉnh sẽ có tuyến vận tải đường sắt liên vùng nối từ TPHCM – Cần Thơ, đi theo hành lang của tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho trước đây (theo quy hoạch chi tiết của Cục Đường sắt VN). Chiều dài tuyến 68,34 km. Tuyến đi qua các huyện Chợ Gạo, TP Mỹ Tho, Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè. Trên tuyến có 04 ga: ga Mỹ Tho, ga Vĩnh Kim, ga Cai Lậy, ga Cái Bè, .phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách từ TPHCM đi các tỉnh vùng ĐBSCL và ngược lại.

- Đường thuỷ: với sông Tiền dài trên 120 km, và 32km bờ biển, có tuyến kênh Chợ Gao là kênh huyết mạch của toàn vùng ĐBSCL có khả năng cho các phương tiện thủy có trọng tải 1.000 tấn kết nối Tiền Giang với các tỉnh trong vùng. Ngoài ra còn có sông lớn như: sông Vàm Cỏ, sông Soài Rạp, kênh Xáng, kênh Nguyễn Văn Tiếp, kênh 28

+ Trong các tuyến này chỉ có sông Tiền và sông Vàm Cỏ đạt cấp kỹ thuật là cấp đặc biệt, các tuyến còn lại từ cấp II đến cấp IV.

+ Khởi công thực hiện dự án nâng cấp kênh Chợ Gạo – giai đoạn 2.

+ Căn cứ Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030: tập trung nạo vét thông luồng, xây dựng bờ kè chống sạt lở như: sông Tiền, kênh Xáng - Long Định, kênh 28, trên các tuyến do đường thủy nội địa do tỉnh quản lý…

6.7 Bưu chính-viễn thông:

- Doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông năm 2016 đạt 1.056,2 tỷ đồng, tăng 14,1% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính đạt 48,4 tỷ đồng, tăng 44,5%, viễn thông đạt 1.007,8 tỷ đồng, tăng 13%.

Mạng lưới bưu chính viễn thông Tiền Giang đã được đầu tư hiện đại hóa, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong nước và quốc tế. Mạng viễn thông đã cung cấp dịch vụ đến 100% các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh. Mạng lưới truyền dẫn cáp quang, cáp đồng đã được triển khai rộng khắp, hầu hết các xã, phường, thị trấn có tuyến truyền dẫn cáp quang. Các doanh nghiệp đã đẩy mạnh triển khai cung cấp các dịch vụ: dịch vụ internet, kênh thuê riêng, truyền số liệu hữu tuyến; dịch vụ điện thoại cố định hữu tuyến và vô tuyến; dịch vụ di động (thoại và băng rộng...); dịch vụ truyền hình trả tiền (truyền hình cáp, IPTV, truyền hình DTH, DTT),...

- Tổng số thuê bao điện thoại bao gồm thuê bao cố định và di động trả sau giảm 6 tháng đầu năm 2017 giảm 4.092 thuê bao; số thuê bao điện thoại trên mạng đến cuối tháng 6/2017 là 143.666 thuê bao, mật độ điện thoại bình quân đạt 8,3 thuê bao/100 dân. Số thuê bao internet phát triển mới 6 tháng đầu năm 2017 là 22.530 thuê bao, đến cuối tháng 6/2017 số thuê bao internet là 129.472 thuê bao, mật độ internet bình quân đạt 7,4 thuê bao/100 dân.

6.8 Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp:

Tiền Giang được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương quy hoạch 7 KCN với tổng diện tích đất quy hoạch là 2.083,47 ha, trong đó có 04 KCN đi vào hoạt động với diện tích 1.101,47 ha chiếm 52,86% diện tích quy hoạch các KCN. Đến nay, 04 KCN thu hút được 91 dự án (trong đó có 65 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký 41.453,14 tỷ đồng (1.832.444.684 USD (tương đương 37.469,56 tỷ đồng) và 3.983,56 tỷ đồng), diện tích đất đã cho thuê 483,63 ha/760,20 ha chiếm tỷ lệ 63,62% tổng diện tích đất công nghiệp của 04 KCN, giải quyết được 82.790 lao động. Cụ thể:

1. KCN Mỹ Tho - xã Trung An - Tp. Mỹ Tho - Tiền Giang: diện tích 79,14ha, do Công ty Phát triển hạ tầng các Khu công nghiệp Tiền Giang làm chủ đầu tư-Đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Ban Quản lý các Khu công nghiệp Tiền Giang. KCN này, do ngân sách tỉnh đầu tư 100% vốn đầu tư. Đến nay, đã lắp đầy 100% diện tích đất công nghiệp với 27 dự án (8 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký 5.051,65 tỷ đồng (190.284.778 USD (tương đương 3.385,28 tỷ đồng) và 1.666,37 tỷ đồng), giải quyết được 10.200 lao động, ngành nghề chủ yếu là chế biến thủy - hải sản; may mặc; sản xuất bánh tráng, bánh phở; sản xuất bia và nước giải khát; chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản

2. KCN Tân Hương - xã Tân Hương - huyện Châu Thành - Tiền Giang: diện tích 197,33 ha, do Công ty TNHH Nhựt Thành Tân-Tp.Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư. Đến nay, KCN lắp đầy 99,61 % diện tích đất công nghiệp (diện tích đã cho thuê 145,66ha/146,22ha) với 27 dự án (21 dự án FDI) - tổng vốn đầu tư đăng ký 9.483,34 tỷ đồng (464.853.111 USD (tương đương 9.341,74 tỷ đồng) và 141,6 tỷ đồng), giải quyết được 64.100 lao động, ngành nghề chủ yếu là may mặc, giày da; thức ăn gia súc-gia cầm-thủy sản; lắp ráp điện tử, bao bì nhựa,….

3. KCN Long Giang - xã Tân Lập 1 - huyện Tân Phước - Tiền Giang: diện tích 540ha, do Công ty TNHH Phát triển các Khu công nghiệp Long Giang (100% vốn đầu tư Trung Quốc) làm chủ đầu tư. Đến nay, KCN đã lắp đầy 67,08% diện tích đất công nghiệp (diện tích đã cho thuê 253,74 ha/ 378,28 ha) với 36 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký 24.742,55 tỷ đồng, tương đương 1.178.306.795 USD, giải quyết được 8.300 lao động, ngành nghề chủ yếu gia công và sản xuất ống đồng; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm; sản xuất dầu ăn (từ cám và động vật); lắp ráp điện tử; sản phẩm từ nhự;, các sản phẩm nhà bếp cao cấp (LocK&Lock); Sản xuất sợi xuất khẩu; may mặc và giày da; dệt….

4. Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp - xã Kiểng Phước - huyện Gò Công Đông - Tiền Giang: diện tích 285 ha, KCN lắp đầy 13,08% diện tích đất công nghiệp với 01 dự án - vốn đầu tư đăng ký 2.175,595 tỷ đồng, giải quyết được 190 lao động, ngành nghề chế tạo các loại ống thép hàn thẳng. Dự án đã thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, do chủ đầu tư chậm triển khai so với tiến độ đã đăng ký. Hiện đang chờ chuyển giao nguyên trạng KCN từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về tỉnh Tiền Giang quản lý, sử dụng và kêu gọi chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN.

5. KCN Bình Đông - xã Bình Đông - Thị xã Gò Công - Tiền Giang: diện tích 212 ha, đang kêu gọi Chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN.

6. KCN Tân Phước 1 - xã Tân Lập 1 - huyện Tân Phước - Tiền Giang: diện tích 470 ha, đang kêu gọi chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN.

7. KCN Tân Phước 2 - xã Tân Phước 2 - huyện Tân Phước - Tiền Giang: diện tích 300ha, đang kêu gọi chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN.

Cụm công nghiệp (CCN): tỉnh quy hoạch 25 CCN với tổng diện tích 971,9ha, trong đó có 04 KCN đang hoạt động với tổng diện tích 108,9ha (chiếm 12,21% tổng diện tích quy hoạch CCN), 03 CCN đang triển khai với diện tích 135ha (chiếm 13,89 % tổng diện tích đất quy hoạch CCN). Cụ thể:

1. CCN đang hoạt động: 04 CCN đang hoạt động có tổng diện tích 108,9 ha, hiện thu hút được 79 dự án thứ cấp (trong đó có 07 dự án FDI), với tổng vốn đầu tư đăng ký 4.401,87 tỷ đồng, giải quyết được 14.660 lao động. Cụ thể:

- CCN Trung An - xã Trung An - Tp.Mỹ Tho - Tiền Giang: diện tích 17,46 ha. Hiện lắp đầy 100% với 11 dự án (01 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.722,4 tỷ đồng, giải quyết được 6.200 lao động.

- CCN và Tiểu thủ công nghiệp Tân Mỹ Chánh - xã Tân Mỹ Chánh - Tp.Mỹ Tho - Tiền Giang: diện tích 23,571 ha, hiện thu hút được 20 dự án (6 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.157,61 tỷ đồng, giải quyết được 4.600 lao động.

- CCN Song Thuận - xã Song Thuận - huyện Châu Thành - Tiền Giang: diện tích 57,9 ha, hiện đã lắp đầy 94,85% với 16 dự án - tổng vốn đầu tư đăng ký 1.336,66 tỷ đồng, giải quyết được 3.300 lao động.

- CCN An Thạnh - xã Đông Hòa Hiệp - huyện Cái Bè - Tiền Giang: diện tích 9,999 ha, đã lắp đầy 100% với 32 dự án - tổng đầu tư đăng ký 185,2 tỷ đồng, giải quyết được 560 lao động.

2. CCN đang triển khai: 03 CCN đang triển khai với tổng diện tích 135ha.

- CCN An Thạnh II- Huyện Cái Bè: chủ đầu tư là Công ty TNHH An Thạnh II, diện tích 35 ha, đang kêu gọi nhà đầu tư thứ cấp vào CCN.

- CCN Gia Thuận 1 - Huyện Gò Công Đông: diện tích 50 ha, Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang đang kêu gọi nhà đầu tư thứ cấp vào CCN.

- CCN Gia Thuận 2 - Huyện Gò Công Đông: diện tích 50 ha, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang đang thực hiện các bước để đầu tư hạ tầng và kêu gọi nhà đầu tư thứ cấp vào CCN.

 

7

Nguồn tài nguyên

7.1. Tài nguyên rừng: rừng phân bố chủ yếu ở  phía Bắc huyện Tân Phước, và ven biển huyện Tân Phú Đông. Có 3 loại rừng chính là:

+ Rừng ngập mặn ven biển: ở ven biển và gần cửa sông trên đất bùn mặn của bãi lầy ngập theo triều (huyện Gò Công Đông) gồm các loại cây: bần, mấm, đước, muống biển, cỏ lức...

+ Rừng nước lợ ở vùng nước lợ ven sông Vàm Cỏ, sông Tiền thường xuyên ngập triều, gồm các loại cây: dừa nước, bần, ô rô, cóc kèn, mái dầm..

+ Rừng vùng đất phèn hoang: ở vùng Đồng Tháp Mười gồm các loại cây: cỏ năng, cỏ mồm, bàng, tràm tái sinh.

7.2. Tài nguyên biển, mặt nước:

Là tỉnh ở cuối nguồn sông Cửu Long, có bờ biển dài khoảng 32 km, nằm giữa các cửa

sông lớn là Soài Rạp (sông Vàm Cỏ) và cửa Tiểu, cửa Đại (sông Tiền). Nguồn lợi thủy sản phong phú gồm thủy sản nước lợ và hải sản. Thủy sản nước lợ gồm con giống và con non sinh sản. Ngoài trữ lượng về tôm, cua, cá các loại…khá lớn, còn có nguồn nghêu giống đáp ứng một phần nhu cầu nghêu giống cho vùng nghêu thịt của địa phương.

 

 

 

 

Ngoài ra còn có nguồn lợi thủy sản nước ngọt khá phong phú. Vùng nước ngọt ở các huyện phía Tây thuận lợi cho nuôi tôm càng xanh, nuôi cá ao, nuôi cá trên ruộng và nuôi cá bè trên sông Tiền.
Vùng ven biển Gò Công thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ với các loài có giá trị kinh tế cao như nghêu, sò huyết, tôm sú…

7.3. Tài nguyên khoáng sản:

- Than bùn ở xã Phú Cường (Cai Lậy), xã Tân Hòa Tây và xã Hưng Thạnh (huyện Tân Phước), ở độ sâu từ 0,3 - 2,2 m, diện tích khoảng 500 ha với trữ lượng khoảng 1.125 triệu m3, chất lượng nhìn chung không cao. Riêng Than bùn ở Kinh Tây và Tràm Sập có hàm lượng axít humic đạt yêu cầu làm nền cho phân bón với trữ lượng 1,3 triệu m3, có thể sử dụng cho một nhà máy phân bón công suất 10.000 tấn/năm.

- Đất sét làm gốm, sành phân bố dọc QL.1 từ Cổ Cò đến cầu Bà Lâm (Cái Bè); đất sét Tân Lập có thể làm gạch ngói phân bổ trên 2-3 km2, trữ lượng khoảng 7.37 triệu m3 (theo báo cáo phê duyệt trữ lượng mỏ sét Tân Lập 1 và mỏ sét Tân Lý Đông) chất lượng khá tốt, hiện nay đang được đầu tư khai thác để làm gạch ngói.

- Cát phân bố chủ yếu trên sông Tiền, Sông Vàm Cỏ tập trung tại Cái Bè, Châu Thành, Cai Lậy với 9 thân cát có trữ lượng dự báo 96.24 triệu m3, cho phép khai thác hàng năm 3 - 3,5 triệu m3, đáp ứng nhu cầu làm vật liệu san lấp và xây dựng đường nông thôn.

- Về tài nguyên nước khoáng: trên phạm vi tỉnh Tiền Giang có nhiều nguồn nước khoáng-nóng. Đã phát hiện và ghi nhận có 17 nguồn nước khoáng-nóng, nằm ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, thành phố Mỹ Tho, Chợ Gạo, Gò Công Tây, thị xã Gò Công. Nước khoáng-nóng ở Tiền Giang khá phong phú về khối lượng; trong đó, có một số nguồn có lưu lượng lớn, hiện đang được thăm dò, khai thác như Công ty cổ phần Miocen, Công ty Lương thực Tiền Giang để đóng chai, đóng bình. Khoáng sản này thuộc thẩm quyền cấp phép thăm dò, khai thác của Bộ Tài nguyên và Môi trường

7.4. Tài nguyên du lịch:

Lượng du khách tham quan năm 2016 đạt trên 1.500.000 lượt, trong đó lượng khách trong nước là 1.060.636, lượng khách nước ngoài là 528.614

Tỉnh Tiền Giang nằm dọc sông Tiền với 120 km và có 32 km bờ biển, hệ thống kênh rạch chằng chịt, đan xen với những cù lao như cồn Cổ Lịch, Tân Phong, Ngũ Hiệp, Thới sơn, Tân Long, cồn Ngang…với những vườn cây trái xanh tươi bốn mùa và những cảnh quan mang đậm nét đặc trưng của vùng sông nước Nam bộ. Hình thành 3 vùng sinh thái tự nhiên rất thuận lợi để phát triển du lịch.

Vùng sinh thái nước ngọt: gồm huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành và TP.Mỹ Tho với những vườn cây trái xanh tươi bốn mùa, kênh rạch chằng chịt. Đã hình thành khu du lịch sinh thái sông nước miệt vườn cù lao Thới Sơn, khu du lịch chợ nổi Cái Bè, khu du lịch cù lao Thới Sơn đã được chính phủ quy hoạch là khu du lịch cấp quốc gia hiện là trung tâm đón khách du lịch của tỉnh, trong đó khoảng hơn 70% là khách quốc tế.

Vùng sinh thái ngập mặn: đã thu hút đầu tư xây dựng khu du lịch biển Tân Thành-Hàng Dương, trong tương lai sẽ phát triển thành khu nghỉ dưỡng, tắm biển, vui chơi giải trí hấp dẫn và kết nối khu du lịch cồn Ngang thành tuyến du lịch đặc sắc thu hút du khách .

Vùng sinh thái ngập phèn: với khu sinh thái Đồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước. Là cánh đồng mênh mông với hệ sinh thái ngập phèn độc đáo ở Việt Nam, những loài động thực vật đặc hữu như tràm vó, bàng, lác, chim, cò, trăn, rùa, ong mật…phục vụ nghiên cứu khoa học và tham quan nghỉ dưỡng cho du khách. Trong đó, có khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười với hơn 100 ha và tiếp tục được mở rộng.

8

Nguồn nhân lực

Dân số trong độ tuổi lao động 2011-2016:

Theo niên giám thống kê năm 2016 của tỉnh, tổng số người trong độ tuổi lao động là 1.03 triệu người. Trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ bậc 3 (sơ cấp) trở lên theo tham chiếu ASEAN năm 2016 đạt 12.9%, có khả năng đáp ứng nhu cầu lao động của các nhà đầu tư. Hàng năm, Tiền Giang có trên 7.000 học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng

Lao động có việc làm theo trình độ chuyên môn kỹ thuật:

STT

Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Cơ cấu (%)

1

Chưa qua đào tạo

57,54

2

Công nhân kỹ thuật không bằng cấp

29,39

3

Đào tạo dưới 3 tháng

1,69

4

Sơ cấp nghề

2,35

5

Có bằng nghề dài hạn

0,23

6

Trung cấp nghề

1,13

7

Trung cấp chuyên nghiệp

2,40

8

Cao đẳng nghề

0,20

9

Cao đẳng chuyên nghiệp

1,15

10

Đại học

3,64

11

Trên đại học

0,07

 

Tổng số

100 ,00

 

 

9

Hệ thống giáo dục -đào tạo

 

 

9.1 Trường, cơ sở đào tạo đại học:     1

9.2 Trường, cơ sở đào tạo cao đẳng:  3

9.3 Trường, cơ sở đào tạo trung cấp:  10

9.4 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp: 6

9.5 Cơ sở, trung tâm dạy nghề: 9

9.4 Các ngành nghề đào tạo chính:

- Đối với đại học chính quy: các ngành sư phạm toán, ngữ văn, vật lý, giáo dục tiểu học; kế toán, quản trị kinh doanh, công nghệ kỹ thuật xây dựng, tin học.

  •  Đối với đào tạo bậc cao đẳng: các ngành sư phạm như thể dục, âm nhạc, mỹ thuật, công nghệ, mầm non, tiếng Anh, toán, thư viện, công nghệ thông tin, công nghệ thực phẩm; kế toán, điện – điện tử, khuyến nông, nuôi trồng thủy sản, cơ khí động lực, xây dựng dân dụng và công nghiệp, quản trị kinh doanh, công nghệ may, tin học, điều dưỡng; Thú y, Bảo vệ thực vật, thủy lợi, quản lý đất đai, khảo sát địa hình, chế biến...
  • Đối với bậc trung cấp: sư phạm mầm non, điện công nghiệp và dân dụng, công nghệ cắt may, kinh doanh thương mại – dịch vụ, xây dựng, nghiệp vụ du lịch, dược sĩ trung học, điều dưỡng đa khoa, hộ sinh...

- Dạy nghề: sửa chữa ô tô, xe máy; cắt gọt kim loại, hàn, điện tử, điện lạnh, máy tính, may công nghiệp, điện công nghiệp, nông nghiệp, dược tá....Ngoài đào tạo tập trung tại cơ sở, các cơ sở dạy nghề còn tổ chức dạy nghề kỹ thuật nông - ngư nghiệp lưu động cho lao động nông thôn.

10

Định hướng thu hút đầu tư

11.1. Lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích: Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển công nghiệp Tiền Giang phù hợp với định hướng phát triển phân vùng kinh tế của tỉnh và phù hợp qui hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp

- Lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích:

+ Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nuôi trồng, bảo quản, chế biến nông sản, thủy sản; phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến.

+ Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

+ Xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; hạ tầng xã hội.

+ Phát triển kinh tế biển.

+ Phát triển du lịch.

11.2. Địa bàn ưu tiên, khuyến khích: huyện Tân Phước, huyện Gò Công Tây, Gò Công Đông và Tân Phú Đông

11.3. Danh mục dự án kêu gọi đầu tư: (Danh mục kèm theo)

11.4. Tóm tắt một số dự án: (kèm theo)

11

Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư

12.1. Đối với các dự án ngoài KCN:

- Tiền Giang tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang cam kết thực hiện các chính sách khuyến khích hỗ trợ, ưu đãi đầu tư theo các quy định pháp luật. Ngoài các chính sách chung, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

- Chính sách xã hội hóa: Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 19/2015/QĐ-UBND ngày 01/6/2015 về quy định chính sách xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. So với với quy định của Trung ương, chính sách của tỉnh có nhiều ưu đãi hơn cho nhà đầu tư. Cụ thể: Nhà đầu tư được ưu tiên thuê cơ sở hạ tầng, công trình xã hội hóa sẵn có với giá cho thuê ưu đãi; được Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh xem xét cho vay với lãi suất ưu đãi; được tỉnh hỗ trợ 01 lần kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng sau khi dự án đi vào hoạt động 01 năm với mức hỗ trợ cụ thể tùy theo từng loại dự án.

- Chính sách sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn: đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết về Quy định nguồn vốn hỗ trợ thực hiện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2016 – 2020 tại kỳ họp tháng 12/2015; tỉnh cam kết thực hiện đầy đủ các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Chính sách này đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo Quyết định số 34/2016/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 nhằm giúp doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại địa bàn nông thôn.

- Chính sách ưu đãi đầu tư chung: đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 53/2016/QĐ-UBND ngày 10/12/2016 quy định về các chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với các dự án trên địa bàn tỉnh. Nhà đầu tư được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu.

12.2. Đối với các dự án trong KCN: theo quy định của pháp luật hiện hành

12

Thủ tục đầu tư

13.1 Dự án trong KCN

13.2 Dự án ngoài KCN:         theo quy định của pháp luật hiện hành

 

 

 

13

Chi phí đầu tư (tham khảo)

14.1. Giá điện: áp dụng theo bảng giá bán điện hiện hành của Bộ Công Thương

14.2. Giá nước:

Đối tượng, mục đích sử dụng

Mức tiêu thụ

Giá bán

Sinh hoạt

Từ 1-10 m3/hộ/tháng

6.200

Từ 11-20 m3/hộ/tháng

8.200

Từ 21-30 m3/hộ/tháng

9.600

Trên 30 m3/hộ/tháng

10.800

Hành chính, sự nghiệp

 

9.000

Sản xuất vật chất

 

9.500

Kinh doanh, dịch vụ

 

10.800

 

            + Đơn giá tiêu thụ nước sạch không qua xử lý:       6.700 đồng/m3;

            + Đơn giá tiêu thụ nước sạch có qua xử lý:             8.600 đồng/m3.

14.3. Giá gas: theo thời giá

14.4. Giá thuê văn phòng, mặt bằng, nhà xưởng: 3 USD/m2/tháng

14.5. Giá thuê nhà, căn hộ cho người nước ngoài:

14.6 Chi phí xây dựng:

- Văn phòng: 4.5-5 triệu đồng/m2, tương đương 198-220 USD/m2

- Nhà xưởng tiêu chuẩn: 2 triệu đồng/m2, tương đương 88 USD/m2.

 

14.7. Chi phí lao động:

- Năm 2016, tiền lương bình quân (gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) là 6.170.000 đồng/người/tháng, trong đó mức lương bình quân (không bao gồm phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) là 4.750.000 đồng/người/tháng, cụ thể như sau:

- Doanh nghiệp nhà nước: tiền lương bình quân là 8.850.000 đồng/người/tháng; tiền lương cao nhất là 22.000.000 đồng/người/tháng, thấp nhất là 3.570.000 đồng/người/tháng.

- Doanh nghiệp dân doanh: tiền lương bình quân là 6.050.000 đồng/người/tháng, trong đó mức lương là 5.370.000 đồng/người/tháng; tiền lương cao nhất là 64.020.000 đồng/người/tháng, thấp nhất là 3.100.000 đồng /người/tháng.

- Doanh nghiệp FDI: tiền lương bình quân là 6.100.000 đồng/người/tháng, trong đó mức lương là 4.470.000 đồng/người/tháng; tiền lương cao nhất là 81.070.000 đồng/người/tháng, thấp nhất là 2.640.000 triệu đồng/người/tháng.

+ Chi phí làm thêm giờ:

+ Bảo hiểm xã hội:                  theo quy định hiện hành

+ Bảo hiểm y tế:

14.8. Chi phí xử lý chất (nước) thải:

+ Trong KCN: chưa qua xử lý 20.000 đồng/ m3, đã xử lý 5.000 đồng/m3

+ Ngoài KCN: chủ đầu tư tự xử lý nước thải qua hệ thống xử lý nước thải của công ty

+ Phí bảo vệ môi trường: 10% trên giá tiêu thụ nước sạch trước thuế giá trị gia tăng

 

14

Đầu mối liên hệ

15.1 Dự án trong KKT, KCN, KCNC:

Tên cơ quan: Ban quản lý các KCN tỉnh Tiền Giang
Địa chỉ trụ sở chính : Số 27 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Phường 4 – Tp.Mỹ Tho - Tiền Giang
Điện thoại :  073.3871808
Số Fax       :  073.3871808
Email         : bqlkcn@tiengiang.gov.vn
Website: http://portal.tiengiang.gov.vn/wps/portal/bqlkcn
Tên bộ phận, cán bộ phụ trách: Nguyễn Thị Mỹ Trang-Trưởng phòng Đầu tư
Điện thoại: 073.6250406
Email: nguyenmytrangbql@yahoo.com.vn

15.2 Dự án ngoài KKT,KCN,KCNC

1. Tên cơ quan: Sở Kế  hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang
Địa chỉ: 38 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 1, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang
Fax         :  073.3875487
Email     : skhdt@tiengiang.gov.vn
Website  : skhdt.tiengiang.gov.vn
Tên bộ phận, cán bộ phụ trách: Nguyễn Hiếu Lễ, Trưởng phòng Đầu tư và Hợp tác.

Điện thoại: 0918.833.814.

Email: nguyenhieule@tiengiang.gov.vn

2. Tên cơ quan: Trung tâm xúc tiến Đầu tư – Thương mại – Du lịch tỉnh Tiền Giang
Địa chỉ: 84 đường 30 tháng 4, Phường 1, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang
Fax         :  073.972587

Email     : xuctientg@gmail.com
Website : tiengiang-etrade.com.vn
Tên bộ phận, cán bộ phụ trách: Hồ Thanh Tuấn, Trưởng phòng Xúc tiến đầu tư

Điện thoại: 073 3884688

Email: xuctientg@gmail.com

Tương phản
Đánh giá bài viết(0/5)
Email người gửi: *

Email người nhận: *

Tiêu đề: *

Nội dung *
Liên kết:


 

Tin mới nhất Tin mới nhất

Diễn đàn Liên kết phát triển du lịch vùng TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long lần 3 năm 2024
Diễn đàn Liên kết phát triển du lịch vùng TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long lần 3 năm 2024

BDK.VN - Ngày 17-4-2024, Diễn đàn Liên kết phát triển du lịch vùng TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần thứ 3 - năm 2024 với chủ đề “Du lịch ĐBSCL, hướng đến phát triển du lịch xanh và bền vững” đã diễn ra chương trình chính thức. ...

Điểm danh 3 sự kiện du lịch nổi bật nhất tháng 4 tỉnh Tiền Giang đã tham gia
Điểm danh 3 sự kiện du lịch nổi bật nhất tháng 4 tỉnh Tiền Giang đã tham gia

Tháng 4 sắp khép lại với những sự kiện du lịch sôi nổi khắp cả nước, thu hút đông đảo sự tham gia của đơn vị chức năng chuyên ngành khắp các tỉnh thành, doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, du khách trong và ngoài nước,... Dưới đây là 3 sự kiện du lịch nổi bật nhất tháng tỉnh Tiền Giang đã tham gia. ...

Cảng Du thuyền Mỹ Tho được công nhận điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long
Cảng Du thuyền Mỹ Tho được công nhận điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long

(ABO) Ngày 29-3, tại TP. Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức trao quyết định công nhận và tái công nhận điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL năm 2024...

Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trên "đôi chân 3 điểm yếu"
Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trên "đôi chân 3 điểm yếu"

(ABO) Sáng 29-3, tại TP. Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phối hợp với Báo Kinh tế và Đô thị và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) TP. Cần Thơ tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Xây dựng, phát triển tour, tuyến và sản phẩm du lịch đặc thù ĐBSCL”. ...

Tour ban đêm 'Trăng chiến khu' tại Địa đạo Củ Chi chính thức hoạt động
Tour ban đêm 'Trăng chiến khu' tại Địa đạo Củ Chi chính thức hoạt động

PLO)- Chương trình tour ban đêm với chủ đề “Trăng chiến khu” tại Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi là sản phẩm du lịch mới phục vụ du khách trong và ngoài nước...

Top 5 khu du lịch sinh thái Tiền Giang được nhiều du khách yêu thích nhất
Top 5 khu du lịch sinh thái Tiền Giang được nhiều du khách yêu thích nhất

Tiền Giang là điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn được nhiều du khách ưu ái lựa chọn ghé thăm vào dịp cuối tuần. Và đây là Top 5 khu du lịch sinh thái Tiền Giang được nhiều du khách yêu thích nhất...

Xây dựng, phát triển văn hóa và con người Tiền Giang
Xây dựng, phát triển văn hóa và con người Tiền Giang

Với quyết tâm hành động, khát vọng cống hiến trong tổ chức triển khai thực hiện, dưới ánh sáng “soi rọi” của Đề cương về Văn hóa Việt Nam, thời gian qua, việc xây dựng, phát triển văn hóa và con người Tiền Giang được tỉnh chỉ đạo theo hướng phát triển toàn diện, đạt các giá trị chân - thiện - mỹ, ph...

TPHCM tổ chức nhiều sự kiện, lễ hội, chương trình xúc tiến du lịch năm 2024
TPHCM tổ chức nhiều sự kiện, lễ hội, chương trình xúc tiến du lịch năm 2024

Hưởng ứng cùng các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng năm 2024. TP.HCM đã xây dựng kế hoạch tổ chức nhiều sự kiện, lễ hội, chương trình xúc tiến du lịch năm 2024...

Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024
Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024

Năm Du lịch quốc gia 2024 do tỉnh Điện Biên đăng cai tổ chức với Lễ khai mạc chính thức diễn ra vào tối 16/3 tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ chủ đề “Về miền Hoa Ban” gắn với Lễ hội Hoa Ban năm 2024...

Tiền Giang đón hơn 88.000 lượt khách trong dịp Tết Giáp Thìn 2024
Tiền Giang đón hơn 88.000 lượt khách trong dịp Tết Giáp Thìn 2024

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang, trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, từ ngày 7/2 đến 13/2 (tức 28 tháng Chạp đến mùng 4 Tết), tỉnh Tiền Giang đón 88.593 lượt khách du lịch, tăng 73% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, có 10.068 lượt khách quốc tế, tăng 121% so với cùng kỳ nă...

Copyright © 2018 - Tien Giang Travel. All Right Reserved.
$theme.include($bottom_include)